Làm thế nào để giúp “dược vương” Tôn Tư Mạc sống thọ như vậy? Thực tế nguyên nhân lớn nhất chính là mỗi ngày ông đều thực hiện 10 phương pháp dưỡng sinh. Những phương pháp này không chỉ kéo dài tuổi thọ, mà còn có tác dụng phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính.
1. Dùng tay chải tóc: Giảm đau đầu, ù tai
Phương thức thực hiện: Chà nóng 2 lòng bàn tay, sau đó dùng 10 ngón tay chải đầu ngược từ chân tóc trán lên đỉnh đầu rồi xuôi xuống gáy. Làm động tác này nhiều lần vào buổi sáng và buổi tối.
Tác dụng: Phần đầu có rất nhiều huyệt đạo quan trọng, có thể cải thiện thị lực, phòng ngừa đau đầu và ù tai.
2. Vận động mắt: Giảm cận thị, mỏi mắt
Phương pháp thực hiện: Phương pháp thứ nhất là nhắm mắt, từ từ xoay nhãn cầu vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, sau đó quay ngược lại. Phương pháp thứ hai là xoa 2 lòng bàn tay đến khi nóng, sau đó nhắm mắt đồng thời đặt 2 lòng bàn tay lên 2 mắt.
Tác dụng: Động tác này có thể cải thiện thị lực, phòng ngừa cận thị, giảm tình trạng mỏi mắt, đặc biệt có tác dụng tốt đối với người thường xuyên chơi điện thoại di động, nhìn máy vi tính quá nhiều.
3. Cọ hai hàm răng: Giảm đau răng, ngừa sâu răng
Phương pháp thực hiện: Mím miệng, hai hàm răng làm động tác nhai, chạm vào nhau tạo ra âm thanh, mỗi lần làm khoảng từ 30-50 cái. Tập luyện cách này sau khi đã đánh răng hoặc súc miệng, cần kiên trì, tạo thành thói quen mỗi ngày.
Tác dụng: Cọ nhẹ hai hàm răng với nhau có thể kích thích các mạch máu quanh răng, từ đó làm cho răng khoẻ hơn, ngoài ra cũng có tác dụng tăng cường chức năng đường tiêu hóa.
4. Ân tai: Cải thiện thính giác và trí nhớ
Phương pháp hoạt động: Lấy lòng bàn tay che 2 tai, dùng lực tay ép tai vào bên trong, sau đó buông tay, làm động tác này 10 lần.
Tác dụng: Làm động tác này mỗi ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy có thể tăng cường trí nhớ và cải thiện thính giác.
5. Xoa mặt: Đẹp da, xóa nếp nhăn
Phương pháp thực hiện: Hai lòng bàn tay xoa vào nhau đến khi lòng bàn tay nóng, tiếp theo dùng 2 bàn tay để xoa mặt.
Tác dụng: Thường xuyên làm động tác này, giúp khuôn mặt hồng hào, đồng thời sẽ làm giảm các nếp nhăn trên khuôn mặt.
6. Xoay đầu: Giảm bệnh đau cổ
Phương pháp thực hiện: Hai tay chống eo, mắt nhắm, ngả đầu từ từ về bên phải, rồi lại từ từ nâng đầu về vị trí ban đầu, làm động tác này 6 lần, sau đó làm tương tự theo hướng ngược lại.
Tác dụng: Động tác này có thể giúp đầu óc linh hoạt, phòng ngừa các bệnh về xương cổ. Chú ý làm từ từ, bằng không rất có thể gây chóng mặt.
7. Xoay eo: Giảm đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm
Phương pháp thực hiện: Cơ thể và 2 tay tác động nhịp nhàng. Khi cơ thể vặn về bên trái, tay trái đặt ở phía trước, tay phải đặt ở phía sau, lấy tay trái vỗ nhẹ vào bụng dưới, tay phải vỗ nhẹ vào cột sống lưng phần đối diện bụng dưới. Sau đó thực hiện theo hướng ngược lại. Vỗ nhẹ từ 50-100 lần.
Tác dụng: Phòng ngừa chứng khó tiêu, đau dạ dày, đau lưng, thoát vị đĩa đệm.
8. Xoa bụng: Giảm táo bón, trướng bụng
Phương pháp thực hành: Làm ấm hai lòng bàn tay, sau đó xoa bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ, cố gắng thực hiện 36 lần.
Tác dụng: Động tác này có thể giúp tiêu hóa, hấp thu thức ăn, phòng ngừa táo bón và đầy hơi.
9. Xoay đầu gối: Giảm đau khớp gối
Phương pháp thực hiện: Đặt hai chân bằng nhau, hai đầu gối sát nhau và hơi trùng đầu gối. Xoay hai đầu gối từ trái sang phải, thực hiện 20 lần, sau đó lại xoay chiều ngược lại.
Tác dụng: Hành động này có thể giúp tăng cường khớp gối và có tác dụng trong việc phục hồi các bệnh về khớp gối như viêm khớp, thấp khớp.
10. Đi bộ: Giúp tiêu hóa, hấp thu
Phương thức thực hiện: Cố gắng đi bộ một cách tập trung, nên đi bộ sau bữa ăn tối khoảng 30 phút-1 tiếng.
Tác dụng: Đi bộ giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn, đồng thời tăng cường sức khỏe thể chất, và có tác dụng giảm cân.
11. Chà bàn chân: Cải thiện giấc ngủ, hạ huyết áp
Phương pháp thực hiện: Dùng gót chân phải chà chân trái đi từ cổ chân đến ngón chân, làm 36 lần, sau đó lặp lại dùng gót chân trái chà lên chân phải.
Tác dụng: Hành động này thường được thực hiện để điều trị chứng mất ngủ, hạ huyết áp và loại bỏ đau đầu.
Theo: Khampha.vn