Dịch Vụ Vận Chuyển Văn Phòng TP HCM, Chuyển văn phòng là cả một công trình mà bạn phải có kế hoạch, phải sắp xếp thời gian để làm sao khi chuyển văn phòng mà không ảnh hưởng tới công việc.
Tuy nhiên khi chyển văn phòng cần lưu ý khi sử dụng dịch vụ vận chuyển văn phòng tp hcm
Những lưu ý khi sử dụng dịch vụ vận chuyển văn phòng tp hcm
Lên kế hoạch chuyển văn phòng chi tiết
Để toàn bộ quá trình chuyển văn phòng của doanh nghiệp diễn ra trơn tru và ít gặp các rủi ro không mong muốn bạn nên đề ra bản kế hoạch chi tiết có sự đóng góp của các phòng ban và nhân sự liên quan.
Bản kế hoạch này sẽ gồm thời gian dự kiến di chuyển, dự kiến tổng chi phí, lựa chọn địa điểm văn phòng mới, thiết kế bố trí văn phòng mới, nhân sự liên quan trực tiếp…
Nhìn chung đây là bước để doanh nghiệp có thể nắm được sơ bộ thông tin về quá trình di chuyển trụ sở đầu tiên.
Đồng thời, với bản kế hoạch chuyển văn phòng chi tiết, các nhân sự và người quản lý có thể kiểm soát và nắm rõ tiến trình thực hiện từng đầu việc và có các phương án dự phòng khi xảy ra sự cố phát sinh.
Giá cho thuê xe tải chuyển văn phòng
Loại xe | Giá mở cửa – 10km đầu | Từ km thứ 11 đến 44 | Từ km thứ 45 | Thời gian chờ |
---|---|---|---|---|
Xe 500kg | 250.000 VNĐ | 13.000 VNĐ/Km | 12.000 VNĐ/Km | 70.000 VNĐ/Giờ |
Xe 750kg | 300.000 VNĐ | 14.000 VNĐ/Km | 13.000 VNĐ/Km | 70.000 VNĐ/Giờ |
Xe 1.5 Tấn | 400.000 VNĐ | 15.000 VNĐ/Km | 14.000VNĐ/Km | 100.000 VNĐ/Giờ |
Xe 1.9 Tấn | 500.000 VNĐ | 20.000 VNĐ/Km | 17.000 VNĐ/Km | 120.000 VNĐ/Giờ |
Xe 2 tấn (thùng dài 6m2) | 700.000 VNĐ | 30.000 VNĐ/Km | 19.000 VNĐ/Km | 200.000 VNĐ/Giờ |
Thực tế đây chỉ mới là giá cước thuê xe tính theo quãng đường còn tổng chi phí chuyển văn phòng còn cộng chi phí bốc xếp, chi phí đồ đựng …
Vì thế nên gọi đơn vị chuyển văn phòng uy tín và nhận báo giá chi tiết trước khi chuyển nếu không bạn sẽ rất choáng khi biết giá.
Nên tự đóng gói đồ điện tử khi chuyển văn phòng
CHuyển văn phòng chủ yếu là chuyển bàn ghế, máy tính, máy in, máy photto, tủ và giấy tờ. Việc đóng gói những vật dụng này nên để các nhân viên của mình tự làm mà không nên để nhân viên chuyển văn phòng họ đóng.
Bởi vì khi nhân viên vận chuyển đóng gói các máy móc dễ bị lẫn lộn, giấy tờ dễ bị mất mát.
Trong quá trình vận chuyển cần có người theo xe
Dù là chuyển nhà hay chuyển văn phòng trong quá trình vận chuyển nên cắt cử 1 hoặc vài người theo xe vận chuyển. Ngoài trừ đề phòng mất mát trong quá trình di chuyển chúng ta cũng kiểm soát được những đồ dùng, khi chuyển tránh khi chuyển đến kiểm kê thiếu sót gây tranh cãi.
Cần chú ý trong quá trình chuyển văn phòng
Khi quyết định chuyển cơ sở làm đến một nơi khác, bạn cần phải chuẩn bị sẵn khả năng về kinh tế và tâm lý. Không những thế, bạn cũng nên bỏ tâm sức tìm hiểu thêm những điều cần chú ý sau:
- Tìm hiểu các vị trí đại kỵ để tránh sắp đồ vào đó. Đặc biệt, bàn làm việc của, giám đốc, sếp, trưởng phòng,… đều phải đặt ở vị trí phong thủy, tránh đặt ở giữa phòng hoặc gần các vật dễ gây nguy hiểm.
- Bạn nên lên ý tưởng sắp xếp đồ tại văn phòng mới từ trước, cân nhắc kỹ để nơi làm việc của nhân viên vừa đủ sáng, thông thoáng, đủ tiện nghi để họ có thể công tác với tâm trạng thoải mái.
- Xếp thời gian chuyển văn phòng hợp lý để không làm cả hai bên phải quá tải.
- Cố gắng duy trì hòa khí trong tất cả các ngày chuyển văn phòng, chuyển đồ.
- Không nên chọn chuyển/ dọn đồ vào buổi tối vì dễ mang điềm xui về cho cả công ty.
Tổ chức, sắp xếp văn phòng làm việc mới
Việc tổ chức, bố trí văn phòng làm việc mới sẽ là bước cuối cùng quyết định quá trình chuyển văn phòng có thành công hay không. Bài trí văn phòng mới hài hòa thuận phong thủy, khoa học sẽ tạo ra hình ảnh đẹp mắt cho doanh nghiệp và giúp đem đến tài lộc, vượng khí cho công ty làm ăn phát đạt.
Trước tiên, khi đến văn phòng mới, bạn cần đánh giá kiểm kê lại tài sản để có phương án bố trí và đặt mua thêm những đồ đạc cần thiết để công ty có thể vận hành, hoạt động bình thường.
Đồ đạc tại phòng làm việc mới cần đảm bảo được bố trí khoa học, ngăn nắp, có sự phân loại theo phòng ban và mục đích sử dụng. Không gian làm việc phải đảm bảo thông thoáng nhằm tạo cảm giác dễ dịu, giúp nhân viên tăng hiệu suất làm việc.
Thêm vào đó bạn cũng cần lưu ý đến cách bố trí chỗ ngồi của sếp, các phòng ban, nhân viên sao cho hợp phong thủy và khoa học. Bàn làm việc của người đứng đầu công ty cần hướng ra cửa chính, lưng dựa vào tường giúp tạo ra sự vững chắc, bao quát. Bàn làm việc của nhân viên nên được sắp xếp cân đối, tạo sự gắn kết để dễ dàng trao đổi trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, ánh sáng trong phòng cần được đảm bảo để nhân viên làm việc không quá bị tối hay chói mắt. Nên bố trí cây xanh trong không gian để tạo sự gần gũi với thiên nhiên, tăng cảm hứng làm việc và vượng khí.
Xem thêm: