Không chỉ ở Việt Nam, học sinh – sinh viên ở các nơi trên thế giới cũng đang phải đối mặt với vấn đề này vì nhiều nguyên nhân đến từ học tập, tài chính hay lạm dụng công nghệ…
Trong thời gian qua, rất nhiều vụ việc học sinh – sinh viên ở Việt Nam tự tử vì áp lực học hành. Không chỉ ở Việt Nam mà tình trạng này cũng đang phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới. Đây là hồi chuông cảnh báo tình trạng xuống dốc sức khỏe tinh thần của giới trẻ hiện nay. Vậy đâu là nguyên nhân?
Áp lực phải thành công dẫn đến tự tử
Thung lũng Silicon nằm ở miền Bắc California là hình ảnh thu nhỏ của sự thành công và thịnh vượng của nước Mỹ. Nơi đây là địa bàn của các công ty toàn cầu như Apple, Facebook, Netflix, Oracle, Tesla, Google. Đây là một trong khu vực giàu nhất ở California, nơi tụ hội những con người xuất chúng và những ngôi trường danh giá như Stanford hay UC Berkeley.
Những người trẻ lớn lên trong một môi trường như vậy là một đặc quyền vì họ có thể tiếp cận với các nguồn lực quý giá như các gia sư, giáo viên giỏi giang và những trường học hàng đầu. Thành công nối gót họ ở bất kì nơi nào họ đến, khiến nơi đây trở thành một môi trường đầy cảm hứng và kích thích.
Tuy nhiên, tỉ lệ người trẻ tự tử ở đây rất cao. Palo Alto thuộc quận Santa Clara, nằm giữa Thung lũng Silicon, bang California là nơi có tỷ lệ tự tử cao nhất trong giới trẻ từ 10-24 tuổi, theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vào năm 2016.
Từ năm 2003 đến 2015, tỷ lệ tự sát của những người trẻ tại Palo Alto là 14,1/100.000 người, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5,4/100.000 người ở quận Santa Clara.
Áp lực tử tự đang gia tăng ở sinh viên (Ảnh: Affinity)
Năm 2014, CDC cũng đã tiến hành một nghiên cứu ở Fairfax, Virginia, và họ phát hiện ra “nhiều yếu tố nguy hiểm” như học sinh bị kỳ vọng cao, áp lực của cha mẹ đối với sự thành công của học sinh và việc các bậc phụ huynh phủ nhận những vấn đề sức khỏe tâm thần của con cái họ. Báo cáo cho thấy 72% các vụ tự sát của người trẻ liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần.
Còn trường Gunn – một trong năm trường trung học đứng đầu về giáo dục khoa học của quốc gia và có khoảng 20 sinh viên đậu vào Đại học Stanford hàng năm cũng có tỉ lệ học sinh gặp rắc rối về sức khỏe tinh thần cao không kém. Vào năm 2015, có 42 học sinh phải nhập viện và điều trị vì có suy nghĩ tự sát.
Những số liệu thống kê hãi hùng này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi “Tại sao”? Tại sao những sinh viên được ban tặng quá nhiều cơ hội và đặc ân lại có thể hình thành những suy nghĩ như vậy? Tại sao những sinh viên này lại cảm thấy tuyệt vọng đến nỗi muốn kết thúc cuộc sống?
Nguyên nhân đến từ sự hà khắc trong việc học, áp lực từ các bậc cha mẹ thành công và sự quá mức trong những hoạt động ngoại khóa. Học sinh bắt đầu đi học lúc bảy giờ, về nhà lúc ba giờ, tham gia ngoại khóa cho đến sáu giờ tối, ăn lúc tám giờ, sau đó bắt đầu làm bài tập và nghiên cứu nhiều giờ liền. Họ không được nghỉ ngơi cho đến tận đêm khuya. Make sure the castaways hotel and casino las vegas that it’s trusted and secure.
Các bậc cha mẹ bị ám ảnh bởi trường đại học đang ngày một gia tăng. Họ muốn con mình ghi danh vào các lớp SAT trị giá hàng ngàn đô-la, họ liên tục nhắc về điểm số và những hoạt động ngoại khóa.
Vì tất cả những điều này là phương tiện để giúp con họ có một chỗ trong những trường đại học danh giá. Nhưng chính những bản lý lịch hoàn hảo đó lại đi kèm với trầm cảm trầm trọng, ý nghĩ tự sát và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.
Áp lực tài chính gây ra trầm cảm
Một cuộc khảo sát của YouGov diễn ra ở Anh năm 2016 với 1.061 sinh viên cho thấy: cứ 4 sinh viên đại học thì có 1 người gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần. Con số này đang ngày càng tăng lên và tăng cao ở sinh viên nữ, với tỉ lệ 1/3 sinh viên nữ gặp rắc rối về sức khỏe tâm thần so với 19% sinh viên nam.
Theo báo cáo của tổ chức YouGov thì các vấn đề sức khỏe tâm thần đang diễn ra một cách trầm trọng tại hầu hết các trường đại học trên khắp nước Anh. Báo cáo cho thấy: hơn một nửa số sinh viên biết từ một đến năm người đang chịu ảnh hưởng bởi sức khỏe tinh thần, và chỉ có 8% người không hề biết một trường hợp mắc bệnh nào.
Theo báo cáo, trầm cảm và lo âu là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất, gần ba phần tư số sinh viên đang gặp phải vấn đề này.
Tiến sĩ Thomas Richardson, người đứng đầu nghiên cứu của Tạp chí Sức khỏe tâm thần cộng đồng, nói rằng: “Theo học ở trường đại học là một khoảng thời gian căng thẳng và khó khăn cho những người trẻ tuổi và tài chính có thể gây ra rất nhiều lo lắng. Chúng ta không thể giải quyết số nợ cho họ nhưng có thể làm việc để giúp họ quản lý tài chính và giải tỏa những lo lắng về tiền bạc – nhằm giảm thiểu tác động đến vấn đề sức khỏe tâm thần.”
Lạm dụng công nghệ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Dù chúng ta có thích hay không, công nghệ đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chúng ta dựa vào nó để lấy thông tin nhanh, tuy cập mạng xã hội, tìm kiếm việc làm, giải quyết các bài tập liên quan đến trường học và giải trí khi chúng ta buồn chán.
Nhưng việc liên tục kết nối với thế giới công nghệ có ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Bây giờ rất hiếm để thấy một sinh viên đại học không có điện thoại di động, máy tính xách tay, email và tài khoản Facebook.
Một cuộc thăm dò của Tổ chức Jed cho thấy 90% sinh viên đại học đã sử dụng mạng xã hội trong tuần qua. Những công cụ này rất tốt cho việc học, giao tiếp với bạn bè, kết nối với gia đình trong khi đi học, và để liên lạc với các giáo sư.
Nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo để sinh viên không trở nên quá phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ và cho phép chúng kiểm soát cuộc sống của họ. Bởi vì công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần.
Nhiều sinh viên đang lạm dụng công nghệ (Ảnh: VTC)
Nhiều người bị quấy rối và không được tôn trọng trong môi trường trực tuyến cũng có thể bị tổn thương lòng tự trọng hay cảm thấy không an toàn. Các trang web trên mạng xã hội cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ vì ở đây sự hiểu lầm rất dễ xảy ra.
Ngoài ra, ánh sáng của các thiết bị công nghệ và sóng wifi phát ra cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Tất cả những nhân tố trên đều làm sức khỏe tinh thần của sinh viên bị suy yếu, dẫn đến mệt mỏi, chán nản hay thậm chí trầm cảm.
Vì vậy, tắt điện thoại, gấp lại sách vở và dành thời gian tương tác với bên ngoài một cách hợp lý là một trong những cách để sở hữu một tinh thần khỏe mạnh.
Nguồn: Khamphavn